

- Xem thêm
Âm nhạc đồng điệu - Tiếng trống đồng gợi nhớ văn hóa Trung Quốc và ASEAN
“Ta mượn vẻ đẹp của đất trời kết bạn với thế giới, để bạn nghe thấy núi sông vạn dặm, hát lên những bài ca ngàn năm ...” Trong video âm nhạc chủ đề của Tuần lễ giao lưu giáo dục Trung Quốc - ASEAN năm 2024, mang tên “Bắt tay với thế giới”, các du học sinh đến từ Lào, Việt Nam, Indonesia và các quốc gia khác cùng với sinh viên Trung Quốc đã đến thăm bản dân tộc Động Tam Bảo ở huyện Dong Giang, tỉnh Quý Châu và đi tham Bảo tàng Dân tộc Quý Châu, nơi các thanh niên cùng nhau hát vang những bài ca và gõ lên trống.
Một góc trống đồng trong MV Bắt tay với thế giới của Tuần lễ giao lưu giáo dục Trung Quốc - ASEAN năm 2024
Trống đồng là nhạc cụ đặc biệt được các dân tộc thiểu số ở miền Nam Trung Quốc truyền lại qua nhiều thế hệ, đồng thời cũng là một di vật lịch sử dân tộc mang đậm màu sắc huyền thoại. Trống đồng có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cùng với việc di cư của dân tộc và quá trình giao lưu văn hóa, trống đồng đã lan tỏa và phổ biến đến các khu vực miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á, tạo nên một nền văn hóa trống đồng độc đáo.
Chuyên gia Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) – ông Nguyễn Văn Hảo cho rằng trống đồng thời kỳ đầu của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của văn hóa miền Nam Trung Quốc, ví dụ như họa tiết về hình ảnh các loại nhạc cụ và người biểu diễn trên trống đồng Đông Sơn đã phản ánh các nghi lễ Shaman của tổ tiên người Đông Sơn, điều này chính là minh chứng về việc chịu ảnh hưởng từ các di dân từ miền Nam Trung Quốc trong thời kỳ Chiến Quốc.
Ngày 11/8, học giả đi khám phá trống đồng ở nhà dân cư trong trấn Đại Đường, huyện Lôi Sơn, tỉnh Quý Châu.
Cộng đồng Bạch Khố Dao thuộc huyện Lệ Ba, tỉnh Quý Châu ở lưu vực sông Hồng Thủy đang chuẩn bị cuộc thi trống đồng. - Ảnh: Vi Đan Phương
Trong những năm gần đây, các hội thảo học thuật về trống đồng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã diễn ra rộng rãi, bộ sách Trống đồng Trung Quốc - Đông Nam Á cũng liên tục được cập nhật. Các học giả từ Quý Châu, Quảng Tây và các khu vực khác đã nghiên cứu họa tiết trống đồng địa phương và trống đồng của các nước Đông Nam Á, họ phát hiện ra rằng các họa tiết như mặt trời, mây, sấm, cò bay đều có điểm chung. Những dấu ấn này đang kể lại sự gần gũi về mặt địa lý, cũng như quan hệ văn hóa chặt chẽ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Trống đồng Heger III được gìn giữ tại Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Louangphabang, Lào