

- Xem thêm
Trung Quốc - ASEAN mở ra cánh cửa mới trong hợp tác ngành công nghiệp thông minh kỹ thuật số
Theo báo Chinanews: Hội chợ Triển lãm Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 21 đã diễn ra tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 24 - 28/9/2024. Trong thời gian diễn ra hội chợ, Triển lãm công nghệ kỹ thuật số CAEXPO đã thông qua các công nghệ, sản phẩm, kỹ thuật mới để giới thiệu những thành tựu tiên tiến trong việc ứng dụng công nghệ số vào các ngành nghề khác nhau, như mô hình AI lớn, nhân vật ảo tích hợp AI tạo sinh, công nghệ thực tế ảo (VR), máy bay không người lái (drone) và công nghệ 3D không cần kính.
Sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đang được mở rộng sang những lĩnh vực mới. Trước đây, giao thương chủ yếu tập trung vào nông sản, hàng hóa và dịch vụ. Giờ đây, các ứng dụng trong những lĩnh vực mới nổi như công nghệ xanh và ít carbon, công nghệ kỹ thuật số, năng lượng mới, phương tiện kết nối thông minh, lực lượng sản xuất chất lượng mới đang được chú trọng mở rộng và triển khai.
Trong khi phát biểu tại Lễ Khai mạc của CAEXPO lần thứ 21, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho hay, ASEAN đang dẫn đầu trong việc thúc đẩy hai xu hướng biến đổi lớn là số hóa và phát triển bền vững. Hiện nay, ASEAN đang đàm phán về Hiệp định khung kinh tế số và thực hiện chiến lược “trung hòa carbon” để thúc đẩy chuyển dịch xanh, bao trùm trong khu vực. Trong tương lai, những nỗ lực này sẽ tạo nền tảng cho nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác tiềm năng ngoài khu vực.
Trung Quốc và ASEAN hiện đã đạt được đồng thuận phát triển qua việc ứng dụng số hóa và công nghệ mới để nâng cấp và chuyển đổi ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế về công nghệ ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật số, thương mại điện tử, tài chính số và thành phố thông minh. Các lĩnh vực năng lượng xanh như xe năng lượng mới, quang điện mặt trời (PV) và năng lượng gió cũng ghi nhận sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Viện trưởng Học viện Kinh tế trường Đại học Dân tộc Quảng Tây, ông Hồ Siêu cho rằng: “Lĩnh vực công nghiệp giữa Trung Quốc và ASEAN đã có nền tảng hợp tác nhất định về chuyển đổi số.” Ông cũng nhận định rằng Trung Quốc và ASEAN đã đạt được sự hợp tác khá chặt chẽ trong một số chuỗi cung ứng - sản xuất. Để tối đa hóa hiệu quả và lợi ích hợp tác, các doanh nghiệp hai bên cần duy trì năng lực chuyển đổi số tương đương.
Trung Quốc và ASEAN đang ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực kết nối số. Cảng thông tin Trung Quốc - ASEAN là một trong những dự án tiêu biểu của sáng kiến “Vành đai và Con đường” và nỗ lực xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc – ASEAN. Với sự thúc đẩy từ nhiều phía, dự án này đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều nền tảng số phục vụ cho hợp tác xuyên biên giới Trung Quốc - ASEAN đã được xây dựng và đi vào hoạt động.
Ông Hồ Siêu chỉ ra rằng, chuyển đổi số trong doanh nghiệp không chỉ cần vốn đầu tư mà còn phải có sự phù hợp về nguồn nhân lực và công nghệ. Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên quốc tế đến từ các nước ASEAN tới Trung Quốc du học đã gia tăng đáng kể. Sau khi tốt nghiệp về nước, kiến thức và kỹ năng mới mà du học sinh tiếp thu sẽ trở thành cầu nối quan trọng để thúc đẩy lan tỏa công nghệ. Ông cho rằng, chỉ cần hai bên duy trì xu hướng hợp tác hiện tại, nắm bắt cơ hội từ làn sóng chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp mới, Trung Quốc và ASEAN đều sẽ có thể tìm được vị thế riêng và đạt được phát triển cùng có lợi.
Ảnh
Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc điều máy bay chuyên chở 7,3 tấn hàng cứu tợ đến Myanmar
Du lịch xuyên biên giới ngày càng sôi động, hành trình “China Travel” đa dạng thu hút du khách Việt
Gấu trúc Phúc Bảo tái xuất trước công chúng với tinh thần phấn chấn
Triển lãm in 3D và sản xuất bồi đắp Châu Á (TCT Asia) lần thứ 11 khai mạc tại Thượng Hải, Trung Quốc