Sự chuyển mình của bản làng La-hu, huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở biên giới Trung - Việt

Ngày nay, ở một ngôi nhà nhỏ hai tầng được xây bằng bê tông cốt thép và gạch, thanh niên dân tộc La-hu, anh Vương Kiện Thiết, nhớ lại những ngày thời thơ ấu, anh nói, “Khi còn nhỏ, tôi sống trong túp lều dựng giữa rừng, cha thì đi săn bắn, mẹ thì hái quả rừng…”.

Năm nay Vương Kiện Thiết 33 tuổi, nhà của anh ở bản La-hu, thôn Đại Đầu, trấn Bình Hà, huyện Lục Xuân, châu tự trị dân tộc Ha-ni và dân tộc Di Hồng Hà tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Bản làng dân tộc La-hu nằm ở biên giới Trung Quốc và Việt Nam, là một ngôi làng điển hình của “Dân tộc quá độ trực tiếp” (dân tộc quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ hình thái xã hội nguyên thủy), hiện có 33 hộ gia đình với tổng số 184 người.

Hình ảnh bản La-hu, thôn Đại Đầu, huyện Lục Xuân, Tỉnh Vân Nam,Trung Quốc. Ảnh: Trung tâm hội tụ truyền thông Châu Hồng Hà

Hình ảnh bản La-hu, thôn Đại Đầu, huyện Lục Xuân, Tỉnh Vân Nam,Trung Quốc. Ảnh: Trung tâm hội tụ truyền thông Châu Hồng Hà

Trước đây, người dân tộc La-hu thường sống dựa vào thiên nhiên, không trồng ngũ cốc, rau củ, cũng không nuôi gia cầm. Họ dành cả ngày cầm theo cung nỏ đị lại trong rừng nguyên sinh, săn bắn, hái quả và thảo dược trong rừng, sống cuộc sống nguyên thủy, thô sơ và gần như tách biệt với xã hội hiện đại.

Đến năm 14 tuổi, Vương Kiện Thiết mới bắt đầu học tiểu học. Từ nhà đến trường học phải mất 3 tiếng đồng hồ đi đường núi nên anh phải ở nội trú, thứ sáu về nhà rồi chủ nhật quay lại trường. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của con trai, bố anh đã giảm số lần di chuyển lều của gia đình.

Tuy nhiên, do học không hiểu bài, anh Thiết đã phải bỏ học sau khi học đến lớp năm. Năm 22 tuổi, anh Thiết theo bạn bè đến Quảng Châu làm việc. Việc đổi môi trường sống từ núi rừng vào thành phố khiến anh vừa choáng ngợp vừa bối rối, anh nói: “nhiều lần tôi đi nhầm đường, đi lên cầu vượt nhưng không biết làm thế nào để đi xuống.”

Trong 9 năm anh Thiết làm việc xa nhà, bản làng La-hu đã thay đổi rất nhiều. Trong "cuộc chiến công kiên thoát nghèo" của Trung Quốc những năm trước, chính quyền địa phương đã đầu tư vốn để san bằng đất đai và xây dựng 33 ngôi nhà mới cho bản làng La-hu. Sau khi xây xong các ngôi nhà mới, đội công tác tại bản đã tìm kiếm những người La-hu còn đang săn bắn ở rừng để khuyên họ quay về định cư trong bản.

Việc di dời chỉ là bước đầu tiên, phát triển ngành nông nghiệp để tăng thu nhập mới là điều quan trọng nhất. Đội công tác tại bản đã dẫn dắt người dân phát triển những đặc sản như chè hữu cơ, gạo lứt đỏ ruộng bậc thang, ớt xanh ngâm, gà núi v.v. Đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 3.750 Nhân dân tệ, bản La-hu đã thực hiện thoát nghèo.

Sau năm 2020, bản La-hu tiếp tục phát triển các sản nghiệp “đầu tư ngắn, chu kỳ hẹp, hiệu quả nhanh” phù hợp với điều kiện địa phương như mộc nhĩ đen, nấm hương. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 16.621 Nhân dân tệ, tăng 343% so với năm 2019.

Chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của quê hương, anh Thiết quyết định trở về quê nhà sinh sống. Tháng 5 năm 2022, anh Thiết trở về quê khởi nghiệp cùng bạn gái, người mà anh gặp và yêu ở Quảng Châu, đồng thời dẫn dắt mọi người trong bản cùng phát triển ngành chăn nuôi gà núi, cũng như các đặc sản như thảo dược Tam Thất và Trùng Lâu. Anh nói: “Khí hậu và ruộng đất ở đây rất thích hợp cho việc phát triển ngành nông nghiệp và chăn nuôi. Khi có các ngành nghề đặc trưng ở địa phương thì có thể tiếp tục mở rộng các kênh tăng thu nhập cho bà con trong bản.”