Hai chàng trai nước ngoài và mối duyên với Nội Mông Cổ, Trung Quốc

Ngày 12/11, theo thông tin từ Nhân Dân nhật báo điện tử - kênh Hohhot, vào cuối tháng 10, đoàn phóng viên của Chương trình giao lưu hữu nghị thanh niên “Vành đai và Con đường” với chủ đề “Thanh Thành dưới góc nhìn của truyền thông quốc tế” đã đến TP. Hohhot, Trung Quốc. Tại đây, họ có cơ hội tìm hiểu sâu sắc về quá trình phát triển hiện đại hóa đầy sức sống của thành phố nổi tiếng với bề dày văn hóa lịch sử qua các khía cạnh như sinh thái tự nhiên, công nghiệp thông minh và nghệ thuật nhân văn. 21 phóng viên đến từ 19 quốc gia châu Âu, châu Á và châu Phi đã dành 5 ngày tham quan và tìm hiểu sâu sắc. Qua các bài viết, ảnh chụp và video ghi lại, họ đã kể lại câu chuyện hấp dẫn nhất ở Trung Quốc cho độc giả quê nhà.

Anh Ivan, phóng viên người Nga: Dùng máy ảnh để ghi lại vẻ đẹp của Trung Quốc

Lần đầu bước chân đến Trung Quốc, phóng viên người Nga Ivan Shapkin cảm thấy vô cùng tò mò về mọi thứ xung quanh. Anh chia sẻ: “trước khi đến Trung Quốc, tôi chỉ biết rằng đây là một quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú, sau khi đặt chân đến đây, tôi mới phát hiện ra rằng nền ẩm thực, kiến trúc, phong cảnh tự nhiên và phong tục tập quán ở đây đều rất khác biệt. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một quốc gia rất hiện đại.” Trong chuyến thăm ở khu phát triển kinh tế kỹ thuật TP.Hohhot và khu mới Horinger của Nội Mông Cổ, Trung Quốc, sự phát triển của các ngành công nghiệp mới nổi khiến anh Ivan có ấn tượng sâu sắc. Anh chia sẻ: “chúng tôi đã tham quan các nhà máy sản xuất xe thương mại năng lượng mới và máy bay không người lái (drone), thật sự rất ấn tượng vì trình độ công nghệ cao ở đây!”

Anh Ivan, phóng viên người Nga.  Ảnh: Viên Mông - Phóng viên Nhân Dân nhật báo điện tử

Anh Ivan, phóng viên người Nga. Ảnh: Viên Mông - Phóng viên Nhân Dân nhật báo điện tử

Anh Ivan đã ghi lại những gì anh nhìn thấy và trải nghiệm tại Trung Quốc qua ngòi bút và ống kính máy ảnh. Anh cho biết: “những năm gần đây, nước Nga ngày càng chú ý hơn đến tình hình các nước phương Đông. Sau khi đến Trung Quốc, tôi đã đăng tải rất nhiều bài báo và tác phẩm nhiếp ảnh về Trung Quốc, từ thái cực quyền, thư pháp Trung Quốc cho đến cảnh đẹp của công viên Bắc Hải. Lần này đến TP. Hohhot, tôi cũng chụp được rất nhiều ảnh, ví dụ như vịnh Lão Ngưu, Trung Quốc, nơi giao nhau của hai địa điểm nổi tiếng của Trung Quốc là sông Hoàng Hà và Vạn Lý Trường Thành, cảnh tượng giống như hai địa điểm này đang bắt tay nhau vậy, thật sự rất đẹp.”

Phóng viên Nga Ivan đang chụp ảnh lưu giữ vẻ đẹp vịnh Lão Ngưu, Trung Quốc. Ảnh: Viên Mông - Phóng viên Nhân Dân nhật báo điện tử

Phóng viên Nga Ivan đang chụp ảnh lưu giữ vẻ đẹp vịnh Lão Ngưu, Trung Quốc. Ảnh: Viên Mông - Phóng viên Nhân Dân nhật báo điện tử

Anh Mazen, phóng viên người Ai Cập: Trung Quốc đã giúp đỡ Ai Cập rất nhiều

Phóng viên Mazen đến từ Ai Cập là một chuyên gia về Trung Quốc, đây là lần thứ ba anh đến Trung Quốc. Anh Mazen đã học tiếng Trung 5 năm kể từ năm 2019 khi anh lần đầu tiếp xúc với tiếng Trung tại trường Đại học Ain Shams, Ai Cập. Anh còn tự đặt cho mình một cái tên tiếng Trung rất hay - “Lộ Hạ”. Anh cho biết, “Người Ai Cập chúng tôi thật sự rất yêu thích Trung Quốc và yêu mến người Trung Quốc. Ở Ai Cập có kim tự tháp, còn ở Trung Quốc có Vạn Lý Trường Thành, cả hai quốc gia đều có nền văn minh cổ đại và lịch sử lâu đời.”

Phóng viên Ai Cập Mazen đang trải nghiệm đàn đầu ngựa. Ảnh: Viên Mông - Phóng viên Nhân Dân nhật báo điện tử

Phóng viên Ai Cập Mazen đang trải nghiệm đàn đầu ngựa. Ảnh: Viên Mông - Phóng viên Nhân Dân nhật báo điện tử

Tại nông trại sinh thái thông minh Sắc Lặc Xuyên, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc, đoàn phóng viên truyền thông quốc tế đã tham quan dây chuyền sản xuất sữa bò tự động hóa, anh Mazen hứng thú nhất với thiết bị vắt sữa thông minh kiểu xoay. Anh chia sẻ: “với thiết bị này, chỉ mất 8 phút để hoàn thành việc vắt sữa cho 80 con bò sữa, thật sự đáng kinh ngạc! Ở các quốc gia Ả Rập, đặc biệt là Ai Cập, chúng tôi rất quan tâm đến sự phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Mỗi lần đến Trung Quốc, tôi đều cảm nhận được sự phát triển và thay đổi của đất nước này, đồng thời cũng nhìn thấy một con đường mới dẫn dắt các quốc gia đang phát triển tiến tới hiện đại hóa. Ai Cập là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’, trong khuôn khổ sáng kiến này, hai nước Trung Quốc và Ai Cập đã triển khai nhiều hợp tác, Trung Quốc đã giúp đỡ Ai Cập rất nhiều.”

Phóng viên Ai Cập Mazen ký tên lưu niệm bằng tiếng Trung tại Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Hohhot, Trung Quốc. Ảnh: Viên Mông - Phóng viên Nhân Dân nhật báo điện tử

Phóng viên Ai Cập Mazen ký tên lưu niệm bằng tiếng Trung tại Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Hohhot, Trung Quốc. Ảnh: Viên Mông - Phóng viên Nhân Dân nhật báo điện tử

Tiếng Trung là cầu nối, chúng tôi là phóng viên, nhưng cũng là sứ giả văn hóa

Chuyến thăm Hohhot đã mang lại cơ hội cho Mazen, Ivan và các phóng viên quốc tế khác gặp gỡ và làm quen. Anh Mazen chia sẻ: “chúng tôi đến từ các nước có nền văn hóa và tư tưởng khác nhau, nhưng chúng tôi trở thành những người bạn tốt của nhau nhờ chuyến đi và các hoạt động như cùng tham gia phỏng vấn, cùng viết bài về Trung Quốc.” Khi nhắc đến Mazen, Anh Ivan luôn giơ ngón tay cái lên và gọi anh Mazen là “chàng trai Ai Cập thông thạo tiếng Trung”. Anh Ivan cho biết: “Nga là một quốc gia châu Âu, vì vậy chúng tôi dễ dàng tiếp nhận các nền văn hóa của các nước nói tiếng Nga và tiếng Anh. Nhưng lần này đến với Trung Quốc, tôi bắt đầu có ý định học tiếng Trung. Tôi nghĩ rằng, nếu tôi biết nói tiếng Trung thì có thể giao tiếp sâu sắc hơn với người Trung Quốc, giống như anh Mazen vậy, và cũng giúp tôi có thể viết các bài viết về Trung Quốc một cách chi tiết và tường tận hơn.”

Với khả năng nói tiếng Trung lưu loát, anh Mazen nhanh chóng trở thành “người được thích nhất trong đoàn”, anh chủ động làm phiên dịch tiếng Trung cho các phóng viên quốc tế khác, ngoài ra còn thường xuyên dạy họ vài câu tiếng Trung. Anh Mazen cho biết: “Trung Quốc là cường quốc kinh tế trên thế giới, nắm vững tiếng Trung sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội việc làm và đầu tư. Hiện nay, ở Ai Cập và nhiều quốc gia Ả Rập khác đang bùng nổ phong trào học tiếng Trung, ngày càng nhiều người muốn tìm hiểu về Trung Quốc và hợp tác với Trung Quốc. Tôi là một nhà báo, tôi cũng đã học tiếng Trung, và hơn thế nữa, tôi còn là một sứ giả. Vì thế, tôi cảm thấy tôi nên giới thiệu những gì tôi thật sự nhìn thấy và trải nghiệm ở Trung Quốc đến với nhiều người hơn.