RCEP tiếp tục tạo động lực tăng trưởng, tiêu dùng hoa quả ASEAN tại Trung Quốc sôi động

Hình ảnh khu vực giao dịch hoa quả các nước ASEAN tại chợ đầu mối hoa quả Hải Cát Tinh, Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Phó Hoa Châu - Nhân Dân nhật báo điện tử

Hình ảnh khu vực giao dịch hoa quả các nước ASEAN tại chợ đầu mối hoa quả Hải Cát Tinh, Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Phó Hoa Châu - Nhân Dân nhật báo điện tử

Khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được triển khai ngày càng sâu rộng, Quảng Tây - địa phương đi đầu và là cửa ngõ mở cửa hợp tác Trung Quốc với các nước ASEAN - đã trở thành hành lang chính đưa hoa quả ASEAN vào thị trường Trung Quốc nhờ lợi thế về hệ thống đầu mối như cảng Khâm Châu và cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Năm 2024, Quảng Tây đã nhập khẩu 2,488 triệu tấn hoa quả từ ASEAN với tổng kim ngạch đạt 34,89 tỷ NDT. Con số này chiếm hơn 1/3 tổng lượng hoa quả ASEAN nhập khẩu vào Trung Quốc, đưa Quảng Tây trở thành địa phương dẫn đầu toàn quốc về giá trị nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu.

Trong các mặt hàng nhập khẩu, sầu riêng nhập khẩu trở thành mặt hàng được ưa chuộng hàng đầu. Sau khi RCEP có hiệu lực, thuế nhập khẩu sầu riêng tươi được giảm dần, kết hợp với hiệu quả vận chuyển logistics ngày càng tối ưu, hai yếu tố này dã giúp “vua hoa quả” sầu riêng chỉ mất 72 giờ để vận chuyển từ vườn hoa quả ở miền Đông Thái Lan đến các chợ đầu mối lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc. Theo đại diện của chợ đầu mối hoa quả Hải Cát Tinh, Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, tổng sản lượng hoa quả nhập khẩu từ ASEAN được giao dịch tại đây trong năm 2024 vượt 180 nghìn tấn, trong đó sầu riêng chiếm 56%.

Người dân chọn mua sầu riêng Monthong nhập khẩu từ Thái Lan tại siêu thị Sam’s Club, Nam Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Phó Hoa Châu - Nhân Dân nhật báo điện tử

Người dân chọn mua sầu riêng Monthong nhập khẩu từ Thái Lan tại siêu thị Sam’s Club, Nam Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Phó Hoa Châu - Nhân Dân nhật báo điện tử

Chiều 9/6, một chuyến tàu vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới Trung - Việt chở 174 tấn hoa quả ASEAN như sầu riêng, măng cụt từ ga Đồng Đăng (Việt Nam) đã đến ga Bằng Tường (Trung Quốc) để đáp ứng nhu cầu thị trường hoa quả nội địa Trung Quốc. Theo thống kê, tính đến ngày 9 tháng 6, tổng sản lượng hoa quả nhập khẩu qua cửa khẩu đường sắt Bằng Tường trong quý II năm nay đã đạt 12.200 tấn, chiếm 29,4% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu. Hiện danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đường sắt Bằng Tường đã lên tới 966 mặt hàng, trong đó nhóm hàng cần vận chuyển bằng chuỗi cung ứng lạnh như hoa quả ngày càng đa dạng. Không chỉ những loại hoa quả quen thuộc như sầu riêng, măng cụt, mít mà cả dừa Thái Lan và những loại hoa quả khác từ các nước ASEAN cũng liên tục được vận chuyển vào Trung Quốc qua cửa khẩu đường sắt. Các sản phẩm này được phân phối đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và nhiều thành phố lớn khác để đáp ứng nhu cầu về hoa quả nhiệt đới của người tiêu dùng Trung Quốc.

Những xe tải lạnh chở đầy hoa quả tươi từ các nước ASEAN đang được bốc dỡ tại khu vực giao nhận hàng chợ đầu mối hoa quả Hải Cát Tinh, Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.  Ảnh: Phó Hoa Châu - Nhân Dân nhật báo điện tử

Những xe tải lạnh chở đầy hoa quả tươi từ các nước ASEAN đang được bốc dỡ tại khu vực giao nhận hàng chợ đầu mối hoa quả Hải Cát Tinh, Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Phó Hoa Châu - Nhân Dân nhật báo điện tử

Là cửa khẩu đường bộ lớn nhất Trung Quốc về xuất nhập khẩu hoa quả, trước đây cửa khẩu Hữu Nghị Quan chỉ nhộn nhịp vào “mùa thanh long”, nay đã sôi động quanh năm với đủ loại quả. Không chỉ mang lại sự giảm xuống về thuế quan, RCEP còn góp phần thúc đẩy nâng cấp, tối ưu hoá chuỗi cung ứng hoa quả xuyên biên giới.

Ảnh