

- Xem thêm
“Tàng Hải Truyện” chinh phục thế giới nhờ văn hóa truyền thống Trung Hoa
Gần đây, bộ phim cổ trang Trung Quốc “Tàng Hải Truyện” đã tạo nên cơn sốt trên toàn cầu, ngay ngày đầu phát sóng đã lọt vào bảng xếp hạng thịnh hành tại Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Ai Cập, Ukraine, Ấn Độ… Hiện tại, “Tàng Hải Truyện” đã ra mắt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt điểm IMDB 9,5, trở thành bộ phim truyền hình Trung Quốc có điểm số cao nhất trong lịch sử.
Nhờ sự đồng điệu về văn hóa, khán giả Đông Nam Á đặc biệt dễ đồng cảm với nội dung trong “Tàng Hải Truyện”. Nhiều khán giả Việt Nam cảm nhận sâu sắc về các công trình kiến trúc gỗ trong phim, mạng xã hội Việt Nam xuất hiện hàng loạt “nhóm làm phụ đề tự phát” dịch các cơ quan mộng gỗ thành “Lego phương Đông”. Khán giả Malaysia thì say mê nghiên cứu thuật chiêm tinh bói toán mưa bão trong phim.
Tại Đài Loan (Trung Quốc), “Tàng Hải Truyện” cũng tạo nên cơn sốt. Phó giáo sư Lưu Tính Nhân thuộc Đại học Văn hóa Trung Quốc tại Đài Loan cho biết: “Tàng Hải Truyện” thể hiện mỹ học phương Đông tinh tế và triết học Trung Hoa, đồng thời lồng ghép sự khám phá về nhân tính, khiến khán giả Đài Loan đồng cảm”.
“Tàng Hải Truyện” do Trịnh Hiểu Long đạo diễn, Tiêu Chiến thủ vai chính, tổng vốn đầu tư 480 triệu Nhân dân tệ. Bộ phim kể về Trĩ Nô, con trai của Giám chính Khâm thiên giám nước Đại Ung, sau khi thoát khỏi kiếp nạn diệt môn đã khổ luyện 10 năm đổi tên thành “Tàng Hải” trở về kinh thành, nhờ vào tài nghệ kiến tạo và mưu lược tích lũy nhiều năm, mưu trí đấu gian thần, vạch trần âm mưu, cùng người yêu và bạn bè bảo vệ đất nước.
Điều gì khiến “Tàng Hải Truyện” chinh phục khán giả hiện đại, thậm chí gây bão toàn cầu? Nguyên nhân chính nằm ở cách nhóm làm phim khai thác sâu sắc và vận dụng khéo léo văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Hoa. “Tàng Hải Truyện khéo léo đưa những yếu tố di sản văn hóa phi vật thể như sự chuyển động ánh sáng của nghệ thuật múa rối bóng, làn điệu uyển chuyển của Côn khúc và cấu trúc tinh xảo của kỹ thuật ghép mộng vào các tình tiết then chốt của bộ phim.
Ví dụ, nam chính Tàng Hải dùng kỹ xảo giả giọng để đánh lạc hướng lính gác, dùng đèn hoa Tần Hoài truyền mật tín, nhờ la bàn phong thủy và cơ quan mộng gỗ đấu trí với quyền quý, khiến khán giả nước ngoài phải thốt lên: “Còn hack não hơn cả “Trò chơi vương quyền”. Được biết, bộ phim có tổng cộng 18 loại hình kỹ nghệ phi vật thể khiến cư dân mạng phải thốt lên: “Tàng Hải Truyện” định đưa toàn bộ di sản phi vật thể của cả nước lên màn ảnh hay sao!”, “Trí tuệ và thẩm mỹ của tiền nhân thật sự vượt thời đại!”, “Xem phim mà học được bao kiến thức!”.
Ngoài ra, đạo cụ trong “Tàng Hải Truyện” cũng khiến người xem ấn tượng sâu sắc, ví dụ như khóa xoay Cửu Cung. Nghe nói, đoàn làm phim đặc biệt mời nghệ nhân kế thừa di sản phi vật thể đến gia công tỉ mỉ, ngay cả tiếng khớp của bánh răng cũng được phục dựng chính xác theo tiêu chuẩn chế tác thời Minh! Để thể hiện sự tôn trọng với kiến trúc cổ, nhóm làm phim đã mất nửa năm tái dựng phủ Bình Tân Hầu bằng gỗ nguyên khối, phong cách tổng thể tham khảo các bức họa cổ như “Đường cung Thất Tịch Khất Xảo Đồ”. Sự cầu toàn với từng chi tiết như vậy thật sự khiến người ta cảm động.
“Tàng Hải Truyện” đã phá vỡ định kiến “khán giả phim cổ trang chỉ toàn người lớn tuổi”, số liệu cho thấy tỷ lệ khán giả từ 18 đến 34 tuổi chiếm tới 62%! Điều này chứng minh rằng chỉ cần nội dung chất lượng, giới trẻ cũng sẽ yêu thích văn hóa truyền thống.
“Tàng Hải Truyện” chinh phục khán giả toàn cầu không phải trường hợp cá biệt. Những năm gần đây, ngày càng nhiều phim Trung Quốc đã ghi dấu trên trường quốc tế với chất lượng sản xuất chỉn chu và phong cách mỹ học truyền thống đặc sắc. Từ “Chân Hoàn Truyện”, “Lang Nha Bảng” đến “Khánh Dư Niên”, hàng loạt bộ phim cổ trang đình đám không ngừng vươn ra thế giới. Những bộ phim này không chỉ kể những câu chuyện đậm chất Trung Hoa mà còn thể hiện nền văn hóa Trung Hoa uyên thâm, chứng minh sự trưởng thành và sáng tạo của công nghiệp điện ảnh truyền hình Trung Quốc.
Nguồn: CMG
Ảnh
Y học cổ truyền Trung Quốc gây ấn tượng tại Hội chợ Trung Quốc - Nam Á
Hội chợ Thương mại hàng hóa Á - Âu 2025 (Trung Quốc) chính thức khai mạc
Phi hành đoàn Thần Châu 20 hoàn thành tốt đẹp hoạt động ngoài khoang lần thứ hai
Giải đua thuyền rồng quốc tế Trung Quốc - ASEAN diễn ra tại huyện Đằng, Quảng Tây, Trung Quốc