

- Xem thêm
Trung Quốc thúc đẩy mô hình kết hợp chăm sóc người già và trẻ em
Những năm gần đây, nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề nan giải chăm sóc người già và trẻ em, một số thành phố ở Trung Quốc bắt đầu thí điểm mô hình kết hợp chăm sóc người già và trẻ em trong cùng một không gian, ở đó người già cũng có thể dạy dỗ và tương tác với trẻ em.
Một cụ ông năm nay 74 tuổi ở phường Đức Thắng Môn, quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh 8 giờ 30 phút sáng hàng ngày dẫn cháu ngoại 3 tuổi đến Trung tâm Dịch vụ Dưỡng lão khu dân cư Tân Bắc ở gần nhà: “Trung tâm này trước đẩy chỉ cung cấp hoạt động chăm sóc sức khỏe và trò chuyện dành cho người cao tuổi, hiện nay cũng đã mở thêm không gian riêng cho trẻ em. Ở đây, trẻ em không chỉ được chơi đồ chơi, đọc sách, mà còn ăn, ngủ, cộng thêm sự chăm sóc chuyên nghiệp của các nhân viên chăm sóc, khỏi phải nói là đã yên tâm hơn”.
Trung Quốc đang thúc đẩy toàn diện công tác chăm sóc “một già, một trẻ”, thúc đẩy phát triển chất lượng cao dịch vụ chăm sóc người già và trẻ em. Chăm sóc tuổi “xế chiều” và “bình minh” trở thành một trong những chủ đề quan trọng trong quản lý thành phố của chính quyền địa phương các nơi.
Tại huyện An Viễn, tỉnh Giang Tây, cùng với số người đi ra ngoài làm thuê tăng lên, nhu cầu chăm sóc “một già, một trẻ” cũng không ngừng tăng lên, địa phương đầu tư 2 triệu NDT, thông qua các biện pháp như cải tạo nơi tổ chức hoạt động, bố trí nhà ăn, v.v., đã hoàn thành xây dựng “Viện Hạnh phúc một già - một trẻ”, người già và trẻ nhỏ không những có thể cùng nhau vui chơi, còn có một số tình nguyện viên là người cao tuổi trở thành “giáo viên phụ đạo” dạy thêm cho trẻ em.
Tại thị trấn Hàm Cốc ở quận Cao Tân, thành phố Trùng Khánh, không ít người già ở khu dân cư Dụ An Quế Viên sau khi đưa cháu đến nhà trẻ Dụ An Khả Ngải, liền đến trung tâm dịch vụ dưỡng lão ở tầng ba. Đây là nhà trẻ đầu tiên ở thành phố Trùng Khánh có kèm theo dịch vụ dưỡng lão. Người cao tuổi ở đây đánh giá cao dịch vụ này, vì nó “không chỉ tiện cho trẻ nhỏ, mà cũng tiện cho người già”.
Là thành phố di dân, tỷ lệ sinh một con ở thành phố Thâm Quyến là khá cao, tình hình trong tương lai 2 người trẻ sẽ phải chăm sóc 4 người già diễn ra khắp nơi. Bên cạnh đó, gia đình có 2 người đi làm cũng chiếm tỷ lệ cao, nhu cầu chăm sóc con cái cũng tăng mạnh. Đứng trước vấn đề nan giải chăm sóc “một già, một trẻ”, năm 2021, thành phố Thâm Quyến đi đầu trên cả nước Trung Quốc hoàn thành xây dựng Nền tảng chăm sóc người già và trẻ nhỏ cấp thành phố, do doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu tiến hành thiết kế cải tạo lại không gian khu dân cư, thực hiện kết hợp mô hình chăm sóc người già và trẻ nhỏ trong môi trường không gian khu dân cư.
Bên trong trung tâm dịch vụ “Đồng hương hạnh phúc” tại phường Sa Hà ở quận Nam Sơn, thành phố Thâm Quyến, ông Trương Chí Lương năm nay 60 tuổi đưa cháu đến nhà trẻ, sau đó lên tầng tham gia lớp học “Đại học dành cho người cao tuổi”. Ông cho biết, “công trình đồng bộ ở đây rất tốt, trước đây ở quê chăm cháu, giải trí chỉ có chơi mạt trượt, hiện nay đưa cháu đi nhà trẻ, còn thể lên tầng trên đăng ký các lớp học âm nhạc, chụp ảnh, đọc diễn cảm”.
Nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc người già và trẻ nhỏ, không ít các tổ chức chăm sóc người già và nhà trẻ ở các nơi Trung Quốc đã tuyển dụng nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp. Vào những lúc rảnh rỗi, giáo viên tại các nhà trẻ và cơ sở chăm sóc trẻ em cũng hướng dẫn người già làm thủ công, tập hát, v.v..
Giáo sư Chu Cần của Viện Phát triển Xã hội và Chính sách công Đại học Phục Đán cho biết, trên một chừng mực nhất định, mô hình kết hợp chăm sóc người già và trẻ em đã tối ưu hóa bố trí tài nguyên, vừa tìm con đường đổi mới sáng tạo đối với mô hình dịch vụ và chăm sóc xã hội, vừa là biện pháp thiết thực đối với tình hình mới trong phát triển dân số của Trung Quốc. Nhưng cũng có thể nhìn thấy rằng, mô hình kết hợp chăm sóc người già và trẻ em vẫn còn phải đi chặng đường rất dài, ví dụ cơ sở hạ tầng và nguồn vốn không đủ, quản lý liên ngành khó khăn, nguồn nhân lực chăm sóc người già và trẻ em thiếu hụt, v.v.. Giáo sư Chu Cần kiến nghị chính phủ nên đưa ra bố cục quy hoạch tổng thể, xây dựng bố cục quản trị xã hội cùng xây dựng, cùng quản lý, cùng hưởng thụ với “chính phủ chủ đạo, xã hội hiệp tác, gia đình tham gia”.
Nguồn: CMG
Ảnh
Y học cổ truyền Trung Quốc gây ấn tượng tại Hội chợ Trung Quốc - Nam Á
Hội chợ Thương mại hàng hóa Á - Âu 2025 (Trung Quốc) chính thức khai mạc
Phi hành đoàn Thần Châu 20 hoàn thành tốt đẹp hoạt động ngoài khoang lần thứ hai
Giải đua thuyền rồng quốc tế Trung Quốc - ASEAN diễn ra tại huyện Đằng, Quảng Tây, Trung Quốc