“Lên núi đao, xuống biển lửa” – Lễ hội độc đáo của người dân tộc Li-su

Nhân Dân nhật báo điện tử đưa tin - Nếu không tận mắt chứng kiến, chắc khó ai tin rằng trên đời lại tồn tại những màn biểu diễn dùng chân trần leo 36 bậc thang gắn lưỡi dao sắc bén hay bước đi trên than hồng rực lửa tuyệt vời đến vậy.

Mới đây, các địa phương tại châu Đức Hồng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã tổ chức hoạt động trình diễn “Khoát Thời Mục Quát” năm 2025 - di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh của dân tộc Li-su. Trong vô số những tiết mục đặc sắc, màn biểu diễn “lên núi đao, xuống biển lửa” đã trở thành tâm điểm chú ý nhờ tính mạo hiểm đầy kích thích và màu sắc huyền bí.

Lên núi đao: Cuộc đối đầu giữa da thịt và sắt thép

Ảnh: Quế Kim Tái - Truyền thông đa phương tiện Lũng Xuyên

Ảnh: Quế Kim Tái - Truyền thông đa phương tiện Lũng Xuyên

Cây “núi đao” được dựng lên từ 36 hoặc 72 lưỡi dao sắc bén, cố định chắc chắn vào hai cột gỗ to dài hơn 20 mét, rồi được dựng đứng lên. Dưới ánh nắng chói chang, những lưỡi dao sáng loáng càng khiến người xem không khỏi rùng mình. Tuy nhiên, các dũng sĩ dân tộc Li-su vẫn bình thản, tay trần bám vào lưỡi dao, chân trần đặt lên sống đao, nhanh chóng leo lên một cách vững vàng và điêu luyện, như thể đang đi trên đất bằng, khiến khán giả phải sửng sốt thán phục.

Những nghệ nhân sở hữu kỹ năng có một không hai này đến từ đội thang dao hương dân tộc Li-su Tô Điển, huyện Doanh Giang, châu Đức Hồng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đội biểu diễn gồm 11 thành viên, trong đó ông Dư Tài Cương, 48 tuổi, là đội trưởng, đồng thời cũng là nhân vật nòng cốt trong việc kế thừa nghệ thuật này.

Ông Cương bắt đầu luyện tập nghệ thuật truyền thống của dân tộc Li-su từ năm 20 tuổi. Trải qua 5 năm khổ luyện nghiêm ngặt, đến năm 25 tuổi, ông chính thức gia nhập đội và đủ điều kiện để biểu diễn tiết mục "lên núi đao, xuống biển lửa". Trong suốt 23 năm sau đó, ông luôn kiên trì luyện tập mỗi ngày, không ngừng trau dồi và nâng cao kỹ thuật.

Ông Cương tiết lộ, khi lên núi đao, từng bước chân phải vững chắc, chính xác và kiên quyết. Người biểu diễn phải đặt chân nghiêng lên bề mặt lưỡi dao một cách chính xác để tăng diện tích tiếp xúc, đồng thời trọng tâm cơ thể phải được giữ vững bằng đôi tay đủ mạnh. Toàn bộ quá trình đòi hỏi sự nhanh nhẹn và linh hoạt như loài mèo, giúp người biểu diễn có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng mà không bị chấn thương.

Xuống biển lửa: Cuộc trò chơi giật gân giữa tốc độ và nhiệt độ

Ảnh: Nhan Thu - Truyền thông đa phương tiện Doanh Giang

Ảnh: Nhan Thu - Truyền thông đa phương tiện Doanh Giang

Khi màn đêm buông xuống, lửa trại ở quảng trường cháy lên mạnh mẽrực, một nhóm dũng sĩ dân tộc Li-su chân trần ngẩng đầuhiên ngang bước lên sân khấu biểu diễn “xuống biển lửa” bằng chân trần.

Đầu Trước tiên, họ ngửa cổ uống cạn mấy vài bát rượu mạnh để lấy khuyến khích tinh thần đầy khí phách, sau đó đồng loạt cất lên tiếng đinh tai nhức óchô vang những tiếng thét rung trời, rồi không chút do dự xông thẳng vào biển lửa. Ngay lấp tứcChỉ trong khoảnh khắc, những tia lửa bắn văng tung tóe khắp nơi, lửa than hồng rực cháy dưới chân họ, tạo nên. Khung một cảnh tượng kịch tính đến nghẹt thở rất hoành tráng và mãn nhãn, để lại cho khán giả ấn tượng sâu sắc.

Trong đội biểu diễn, thành viên trẻ nhất là anh Tảo Trung Thắng, chỉ mới 18 tuổi. Năm nay anh vừa được tuyển vào đội và được xem là nhân tố trẻ đầy triển vọng. Chia sẻ về quá trình luyện tập, anh Thắng cho biết, việc bị dao cứa vào da thịt là chuyện thường ngày, chỉ cần lệch nhịp thở 0,1 giây, khói lửa sẽ ngay lập tức tràn thẳng vào phổi. Đằng sau sự kỳ diệu và choáng ngợp của các màn biểu diễn là vô số gian khổ, mồ hôi và nước mắt mà không phải ai cũng nhìn thấy.

Kỹ nghệ điêu luyện không tự dưng mà có, tất cả đều là thành quả của sự khổ luyện. Để thông thạo môn nghệ thuật ngàn năm này, các nghệ nhân phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ kéo dài từ 5 năm đến 10 năm. Họ khởi đầu bằng việc đi chân trần trên sỏi đá sắc nhọn để làm dày da, sau đó luyện tập trên mảnh vụn kính vỡ, cuối cùng mới dám huấn luyện cùng “núi đao” và “biển lửa”. Trong suốt quá trình khổ luyện, họ phải chịu vô số vết cắt chảy máu, những vết bỏng rát da. Chỉ khi trải qua, họ mới có thể đạt đến đỉnh cao của kỹ nghệ này.

Màn trình diễn “lên núi dao, xuống biển lửa” không phải là phép thuật thần bí, mà là sự kết tinh của trí tuệ dân tộc và kinh nghiệm thực tiễn của dân tộc Li-su. Màn nghệ thuật dân tộc độc đáo này chất chứa lịch sử và nền văn hóa ngàn năm của dân tộc Li-su, khắc họa tinh thần kiên cường, lòng dũng cảm và trí tuệ phi thường của họ khi đối mặt với những khó khăn và thách thức của cuộc sống.

Ảnh